HRBP Là Gì? Tầm Quan Trọng Của HRBP Đối Với Doanh Nghiệp

1. HRBP là gì?

HRBP là viết tắt của cụm từ “Human Resource Business Partner”, có nghĩa là Nhân sự – đối tác kinh doanh. Đây là một vị trí cấp cao trong bộ phận Nhân sự, có nhiệm vụ tối ưu các hoạt động nhân sự để hỗ trợ các mục tiêu kinh doanh của tổ chức.

blog hr 15a

Hiểu một cách đơn giản, HRBP đóng vai trò là đối tác với bộ phận kinh doanh (BU), vừa là cầu nối giữa ban điều hành, bộ phận nhân sự, quản lý cấp cao và nhân viên, nhằm mục tiêu xây dựng và thực hiện chiến lược kinh doanh hiệu quả.

2. Vai trò và nhiệm vụ của HRBP trong doanh nghiệp

Là một trong những “đầu não” của doanh nghiệp, HRBP đóng vai trò như sợi dây liên kết các phòng ban và điều hòa nhu cầu của những phòng ban này trong doanh nghiệp, từ đó thúc đẩy các phòng cùng phát triển, tạo ra giá trị cho doanh nghiệp.

Vai trò của HRBP trong doanh nghiệp được cụ thể hóa bằng 4 vai trò như sau:

Với vai trò là đối tác chiến lược:

Đây chính là nhiệm vụ chính của HRBP nhằm mục tiêu thực hiện hóa các chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Mỗi khi doanh nghiệp có bất cứ thay đổi nào, HRBP cần hiểu rõ và nhận diện chiến lược kinh doanh mới từ đó sẽ tư vấn và điều chỉnh chiến lược nhân sự, đáp ứng nhu cầu thay đổi theo tình hình của doanh nghiệp

blog hr 15c

Một khi chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp thay đổi, chắc chắn các chiến lược về nhân sự cũng sẽ thay đổi theo và sẽ có sự điều chỉnh hợp lý. HRBP sẽ nhận diện những nhu cầu thực tế về chất lượng nguồn nhân lực của các phòng ban. Từ đó có những đánh giá phù hợp để giữ lại hoặc bổ sung thêm nhân sự. Với nhiệm vụ này, HRBP đã trở thành đối tác chiến lược của mỗi phòng ban trong doanh nghiệp.

Với vai trò là Quản lý hoạt động:

Nhiệm vụ chính của bộ phận nhân sự là tuyển chọn, đào tạo và quản lý quá trình hoạt động của nhân viên trong doanh nghiệp. HRBP cũng không nằm ngoài phạm vi này, họ cũng chịu trách về tình hình nhân viên trong doanh nghiệp. HRBP sẽ đảm nhiệm các công việc sau:

  • Xây dựng các chương trình đào tạo, giao lưu nâng cao chất lượng nhân sự
  • Đào tạo nhân viên về chính sách, quy trình hoạt động và văn hóa tổ chức
  • Cập nhật cho nhân viên các thông báo mới của bộ phận nhân sự
  • Theo dõi, đánh giá thái độ, hành xử khi làm việc của nhân viên

Thông qua quá trình theo dõi, đánh giá, HRBP sẽ nắm bắt được hiệu suất làm việc của mỗi nhân viên. Đây cũng là cơ sở quan trọng để cân bằng hiệu suất, chi phí và lợi nhuận của doanh nghiệp.

Với vai trò là Quản trị thay đổi:

HRBP phải là những người có khả năng ứng biến trước sự thay đổi liên tục về xu hướng nhân sự. Đồng thời, để dung hòa giữa việc quản trị nhân sự và chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp luôn đòi hỏi HRBP có sự mềm dẻo và linh hoạt. Họ luôn phải có những phương án đề phòng cho mọi tình huống có thể xảy ra, nhanh chóng đối phó, giải quyết những các sự cố bất ngờ xảy ra trong doanh nghiệp.

Ngoài ra, các HRBP phải có khả năng dự đoán để xác định trước ở đâu, khi nào cần quản trị thay đổi và chủ động tham gia vào việc phát triển các kế hoạch.

Với vai trò là Người gắn kết:

HRBP là cầu nối, gắn kết các nhân viên, các phòng ban cũng như bộ phận quản lý trong doanh nghiệp. Nhờ khả năng giao tiếp, hiểu biết sâu sắc về ngành kinh doanh nói chung và doanh nghiệp nói riêng, vai trò HRBP trở thành mối liên hệ chặt chẽ giúp doanh nghiệp và nhân viên đồng lòng và hướng cùng mục tiêu chung

blog hr 15b

3. 08 Năng lực cần có của một HRBP?

HRBP đang dần trở thành xu hướng của các nhà lãnh đạo nhân sự tại tập đoàn đa quốc gia. Vị trí này đóng vai trò quan trọng trong tổ chức vì họ giúp giải quyết các vấn đề liên quan đến nhân sự. Tuy nhiên, đây là vị trí đòi hỏi người làm nghề cần có đủ kinh nghiệm thực tế và đa dạng. Để hoàn thành tốt nhiệm vụ, HRBP cần hoàn thiện các 08 năng lực cần thiết sau đây:

  • Hiểu biết ngôn ngữ kinh doanh
  • Khả năng xây dựng mạng lưới quan hệ
  • Khả năng tìm tòi và đồng cảm
  • Giải quyết vấn đề
  • Chấp nhận rủi ro và can đảm
  • Tư duy nhạy bén trong thời đại số
  • Khả năng quản trị sự thay đổi
  • Xây dựng hình ảnh uy tín