6 Phương Pháp Phân Tích Nhu Cầu Đào Tạo Hiệu Quả Nhất Hiện Nay

Phân tích nhu cầu đào tạo (TNA – Training Needs Analysis) là quá trình xác định tất cả các hoạt động đào tạo cần được tiến hành trong một thời kỳ nhất định. Nếu thực hiện đúng cách, quá trình phân tích này sẽ giúp doanh nghiệp xác định đúng đối tượng, nội dung và phương pháp đào tạo phù hợp, từ đó có thê xây dựng những chương trình đào tạo mang lại hiệu quả cao, có khả năng lấp đầy những khoảng cách giữa năng lực thực tế của nhân viên với mong đợi của công ty.

blog hr 3

Trong thực tế, có rất nhiều phương pháp xác định nhu cầu đào tạo khác nhau – mỗi lựa chọn sẽ có ưu và nhược điểm riêng biệt, phù hợp với từng loại hình tổ chức cụ thể. Nhìn chung, có thể khảo sát nhu cầu đào tạo của nhân viên theo một trong các hình thức sau:

  1. Bảng câu hỏi: Mặc dù mức độ tin cậy của bảng khảo sát cá nhân không được đánh giá cao do ảnh hưởng bởi rất nhiều yêu tố chủ quan từ phía người được làm khảo sát, tuy nhiên người phân tích nhu cầu đào tạo vẫn có thể khai thác và tham khảo một số thông tin hữu ích như kết quả tự đánh giá năng lực của mỗi cá nhân người lao động và những nội dung họ mong muốn được đào tạo thêm.
  2. Quan sát: Việc quan sát quá trình thực hiện công việc của người lao động cũng là một phương pháp phân tích nhu cầu đào tạo phổ biến. Tuy nhiên cần thực hiện nhiều lần – một cách âm thầm, nhằm tránh gây ra sự khó chịu hay mất tự nhiên cho người lao động.
  3. Phỏng vấn (thu thập ý kiến trực tiếp): Tất cả thành viên của tổ chức – từ cấp lãnh đạo hay cấp nhân viên – đều có những quan điểm riêng về công ty. Bằng cách trò chuyện với mỗi cá nhân, người phân tích nhu cầu đào tạo sẽ có nhiều góc nhìn khách quan, mới mẻ hơn. Từ đó có thêm nhiều cơ sở, căn cứ để lập kế hoạch đào tạo một cách toàn diện hơn.
  4. Phân tích công việc: Đây là phương pháp có thể soi chiếu năng lực thực tế của người lao động với những yêu cầu của công việc tại một vị trí bất kỳ, từ đó người phân tích nhu cầu đào tạo sẽ nhận ra những kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm của mỗi người có thực sự phù hợp và phục vụ tối đa cho công việc mà mình đang đảm nhận hay không.
  5. Kiểm tra/Đánh giá: Tổ chức thực hiện một bài test ngắn cũng là cách để nhà phân tích nhu cầu tuyển dụng đánh giá nhanh sự hiểu biết của người lao động về một lĩnh vực bất kỳ nào đó, nhằm thu thập căn cứ xây dựng kế hoạch đào tạo.
  6. Quan sát đối thủ cạnh tranh: Việc tìm hiểu và phân tích đối thủ giúp doanh nghiệp xác định được những yếu tố mà doanh nghiệp mình cần bồi dưỡng và cải thiện, từ đó xây dựng kế hoạch đào tạo phù hợp với định hướng phát triển của toàn doanh nghiệp nhằm gia tăng lợi thế cạnh tranh trên thị trường.